Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu

1666
Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu

Kinh doanh nhà hàng đang được đánh giá là một ngành hot bậc nhất trên thị trường kinh tế hiện nay. Chính vì thế, tính cạnh tranh của khối ngành kinh doanh nhà hàng này cũng tăng lên gấp bội. Để có thể bắt tay vào công việc kinh doanh nhà hàng, đòi hỏi người thực hiện cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch kinh doanh lý tưởng.

Một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể sẽ phần nào giúp cho bạn có một khởi đầu suôn sẻ và thuận lợi hơn khi bắt đầu công việc kinh doanh. Tùy thuộc vào mô hình hay tính chất kinh doanh khác nhau mà bản kế hoạch của các nhà hàng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau. Tuy nhiên tất cả sẽ đều dựa trên một khung nhất định.

Bài viết này Kiến thức Olympia sẽ đề cập đến các bước để tiến hành việc viết lên một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Nếu như bạn là người có ý định chinh chiến trong thị trường này thì đừng bỏ qua nhé.

Giới thiệu chung

Lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên trong hành trình kinh doanh nhà hàng của bạn
Lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên trong hành trình kinh doanh nhà hàng của bạn

Trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng, mục đầu tiên chắc chắn sẽ phải là mục giới thiệu thông tin chung. Với mục này, bạn sẽ cần phải đưa ra những thông tin chung về nhà hàng mình đang có ý định kinh doanh.

Mục giới thiệu chung này không chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về nhà hàng của mình mà một phần giới thiệu này còn giúp thu hút các nhà đầu tư về mô hình kinh doanh nhà hàng của bạn ngay từ những trang đầu.

Nội dung của mục giới thiệu chung sẽ bao gồm những phần sau:

  • Thông tin chung: Phần này liệt kê những thông tin về công ty quản lý nhà hàng hay cách thức điều hành nhà hàng này,,…
  • Thông tin nhà hàng: Phần này sẽ nói về loại hình kinh doanh của nhà hàng, quy mô, xu hướng phong cách, mẫu thiết kế và những dịch vụ kèm theo,… Đặc biệt nhất ở phần này bạn phải đưa ra tên nhà hàng và ý nghĩa của cái tên đã được lựa chọn.
  • Thông tin chủ nhà hàng: Phần này nói về thông tin cá nhân của chủ nhà hàng, về kinh nghiệm làm việc cũng như định hướng phát triển kinh doanh của cá nhân.
  • Định hướng kinh doanh: Phần này sẽ trình bày lý do vì sao lại mở nhà hàng này, nhóm khách hàng mà nhà hàng sẽ hướng đến, mục tiêu cũng như phương thức cạnh tranh với các đối thủ.
Xem thêm:  Những công việc tại nhà để các chị em phụ nữ kiếm thêm thu nhập

Phân tích thị trường

Phân tích thị trường được xem là một bước vô cùng quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh vì nó sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn bao quát hơn về thị trường kinh doanh nhà hàng trong xu thế hiện nay.

Từ đó, bạn cũng sẽ có thể đề ra những mục tiêu và phương hướng kinh doanh thật hợp lý cho riêng nhà hàng của mình. Mục phân tích này sẽ bao gồm một số phần chính như sau:

  • Xu hướng ẩm thực: Phần này sẽ liệt kê những thông tin về xu hướng ẩm thực ngay thời điểm hiện tại và trong một vài năm trở lại đây. Từ đó, đề ra phương án cho nhà hàng của bản thân sẽ phải cần điều chỉnh loại thức ăn, khẩu vị, giá thành cũng như các dịch vụ,…sao cho phù hợp với xu thế của mặt bằng chung khách hàng nhất.
  • Phương thức hoạt động: Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, hãy tìm hiểu cụ thể các phương thức hoạt động của các nhà hàng fastfood, nhà hàng đồng quê, nhà hàng hải sản theo mùa,.… Ngoài ra, một số nhà hàng còn phát triển thêm một số loại hình dịch vụ đi kèm như tổ chức sinh nhật, tiệc theo yêu cầu hay giao thức hàng tận nhà,… Từ đó đề ra phương thức hoạt động phù hợp nhất cho nhà hàng của mình.
  • Thị trường mục tiêu: Để có thể kinh doanh tốt nhà hàng, cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà nhà hàng của mình sẽ hướng tới, tìm hiểu được những nhu cầu và sở thích của nhóm đối tượng này để đề ra được những chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Nắm bắt thị trường sẽ giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn cho việc kinh doanh nhà hàng
Nắm bắt thị trường sẽ giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn cho việc kinh doanh nhà hàng

Lập chiến lược Marketing

Marketing là một khâu quan trọng và quyết định đến việc nhà hàng của bạn có được nhiều người biết đến hay không. Trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay, marketing đang bước vào một xu thế mới mà ai không theo kịp sẽ bị bỏ lại ngay phía sau. Chính vì thế, bạn cần có cho mình một chiến lược marketing thật rõ ràng khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh.

Có rất nhiều phương thức marketing được áp dụng hiện nay. Điển hình là truyền thông về nhà hàng qua các trang mạng xã hội, website, youtube, instagram,… Hoặc cũng có thể là các kiểu marketing truyền thống như poster, banner, phát tờ rơi tại một số địa điểm có đông đúc người qua lại.

Sau khi lựa chọn được phương thức marketing, bạn hãy liệt kê thật chi tiết chiến lược của mình trong bản kế hoạch bao gồm các phần như mục tiêu, thời gian thực hiện, thời hạn và tính khả thi của từng biện pháp marketing.

Xem thêm:  Thủ tục vay tiền ngân hàng bằng bảng lương

Quản lý và điều hành

Trong mục này, bạn cần chỉ ra những phương châm cụ thể trong việc điều hành nhà hàng để giúp cho việc quản lý của bản thân sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nội dung của mục này bao gồm các phần chính như sau:

  • Một số quy định chung của nhà hàng: có thể là quy định về thời gian mở cửa- đóng cửa, quy định về các khâu chế biến thực phẩm, quy định về thái độ phục vụ của nhân viên,,…
  • Đội ngũ nhân viên: Liệt kê kế hoạch tuyển nhân viên như thế nào, cụ thể là số lượng nhân viên cần tuyển, quy trình tuyển dụng, đào tạo cũng như mức lương cụ thể cho từng vị trí, các quy định chung hay những chính sách về kỷ luật và khen thưởng cho nhân viên.
  • Lịch trình làm việc: Phần này sẽ nói về thời gian làm việc cụ thể cho từng vị trí của nhân viên, thời gian giao ca nếu có cũng như thời gian hoạt động của nhà hàng từ khâu chuẩn bị đến dọn dẹp sau khi kinh doanh.
  • Nhà cung cấp nguyên liệu: Liệt kê chi tiết những thông tin về những nhà cung cấp nguyên liệu đã được lựa chọn qua quá trình tìm hiểu bao gồm các khoản chi phí nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và quy trình vận chuyển,…
Đưa ra kế hoạch quản lý tốt sẽ giúp bạn điều hành mọi việc thuận lợi hơn
Đưa ra kế hoạch quản lý tốt sẽ giúp bạn điều hành mọi việc thuận lợi hơn

Phân tích đầu tư

Khi lập kế hoạch kinh doanh để tìm kiếm một đối tác hay một nhà đầu tư thì mục này sẽ rất quan trọng. Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc kinh doanh nhà hàng mà còn quan tâm đến những gì mình sẽ được nhận lại trong quá trình đầu tư vào nhà hàng.

Mục này sẽ bao gồm hai nội dung chính như sau:

  • Các nguồn tiền đã đầu tư vào kinh doanh nhà hàng và tỷ lệ góp vốn của từng bên khi góp vốn vào việc kinh doanh này.
  • Tỷ lệ phân chia các khoản lợi nhuận từ việc đầu tư vốn cho sự vận hành của nhà hàng.

Trong trường hợp bạn chưa tìm được nhà đầu tư để có nguồn vốn đảm bảo cho tình hình kinh doanh thì việc vay ngân hàng chính là điều bạn nên nghĩ tới. Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách cũng như quy định riêng, bạn nên dự trù trước để có phương án hợp lí nhé.

Tham khảo thêm:

Xem thêm:  Xì gà Cuba: cách phân biệt xì gà thật giả và địa chỉ mua uy tín

Định hướng phát triển

Với định hướng phát triển, bạn cần đưa ra được rõ ràng con đường mà nhà hàng sẽ đi trong thời gian tới và hướng phát triển để đảm bảo phát triển bền vững nhà hàng này. Cụ thể, bạn sẽ đưa ra hai giả thiết phát triển cho nhà hàng của mình:

  • Trong trường hợp nhà hàng của bạn kinh doanh một cách ổn định, thu về được các khoản lợi nhuận cao thì bạn sẽ có những kế hoạch lâu dài hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ hay mở rộng hệ thống nhà hàng và địa bàn kinh doanh.
  • Trong trường hợp công việc kinh doanh của nhà hàng xảy ra một số bất lợi, hay làm ăn thua lỗ thì bạn cũng sẽ cần đề ra những biện pháp nhằm để khắc phục được tình trạng này một cách kịp thời, đề phòng những rủi ro lớn trong tương lai.

Hoạch định kế hoạch tài chính

Hoạch định kế hoạch tài chính là phần cuối cùng của bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng mà bạn bắt buộc phải lập ra. Trong mục này, bạn sẽ cần nêu ra những chính sách sử dụng các nguồn vốn cũng như các mức thu lợi nhuận qua quá trình kinh doanh.

Nội dung chính của mục hoạch định kế hoạch tài chính này sẽ bao gồm:

Bước cuối cùng trong việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chính là hoạch định tài chính
Bước cuối cùng trong việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chính là hoạch định tài chính
  • Nguồn vốn huy động và kế hoạch sử dụng nguồn vốn.
  • Báo cáo các khoản thu nhập của nhà hàng theo từng tháng, quý, năm.
  • Các dự tính về lợi nhuận và điểm hòa vốn khi nhà hàng vận hành.

Trên đây là những bước để bạn có thể hoàn thiện một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng cơ bản. Hy vọng với bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng.

Chúc cho những ai lập ra được một kế hoạch kinh doanh nhà hàng hoàn thiện sẽ gặt hái được nhiều thành công trên thị trường kinh doanh nhà hàng đầy khốc liệt này nhé.

Xem thêm: